Cách Khắc Phục Một Số Lỗi Khi Làm Sữa Chua Để Thành Phẩm Tạo Ra Hoàn Hảo Nhất

19689

Có rất nhiều cách đơn giản để làm yaourt dẻo mịn ngay tại nhà bởi các thao tác như trộn, khuấy rồi ủ. Tuy nhiên, không phải cứ làm lần nào là thành công lần đó mà sẽ có những đợt sữa chua bị loãng, bị bột, thậm chí là có váng. Vậy các bạn hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục lỗi khi làm sữa chua dưới đây để áp dụng ngay mỗi khi gặp phải nhằm đảm bảo thành phẩm tạo ra hoàn hảo nhất.khắc phục lỗi khi làm sữa chua

Bạn đã làm rất nhiều mẻ sữa chua với công đoạn y như nhau nhưng không hiểu vì sao có lần bị hỏng nên phải đổ bỏ. Nếu biết cách khắc phục lỗi khi làm sữa chua dưới đây, mọi vấn đề sẽ được giải quyết, giúp bạn có những hũ yaourt dẻo, mịn.

Dưới đây là một số lỗi mắc phải khi làm sữa chua đơn giản và cách khắc phục , các bạn có thể tham khảo và lưu lại để dùng đến khi cần thiết.

1. Khắc phục lỗi khi sữa chua bị tách nước

Nếu chị em làm yaourt dẻo mà bị tách nước thì cũng không nên quá lo lắng, bởi vì khắc phục điều này rất đơn giản. Trước tiên, các bạn cần tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục hiệu quả hơn:

Sữa chua bị tách nước do ủ ở nhiệt độ quá cao

Khi nhiệt độ cao sẽ làm cho các men sống và men vi sinh bị bất hoạt hoặc bị chết. Do đó, chỉ nên ủ sữa chu trong khoảng từ 32 – 48 độ là phù hợp nhất.

Loại sữa không phù hợp

Nên chọn loại sữa có chất lượng tốt, còn hạn sử dụng để quá trình lên men không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các bạn có thể dùng sữa nguyên kem, sữa bột hoặc sữa tươi để làm sữa chua đều được.

Trong quá trình ủ sữa chua bị tác động lực

Nếu trong thời gian ủ mà chúng ta thường xuyên mở ra kiểm tra, di chuyển hay rung lắc cũng sẽ làm cho sữa chua bị tách nước hay nổi váng. Chính vì thế, các bạn cũng cần chú ý đến vấn đề này khi làm sữa chua.khắc phục lỗi khi làm sữa chua

2. Khắc phục lỗi khi làm sữa chua không đông hoặc không chua

Đối với chị em mới tập tành học cách làm sữa chua thì lỗi thường gặp nhất đó là sữa không đông hoặc không chua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi như vậy, nhưng chủ yếu là do:

Hoạt động của men kém hiệu quả

Nếu gặp phải tình trạng sữa chua không đông các bạn nên xem lại men ủ. Có thể là do men hoạt động yếu hay đã chết vì thế bạn nên chọn loại men chất lượng.

Thời gian để ủ sữa chua chưa đủ

Trong điều kiện chuẩn, mất khoảng 6 – 8 tiếng, thậm chí là để qua đêm tùy theo cách ủ. Tuy nhiên, nếu ủ trong thời gian quá ngắn sẽ làm cho men chưa thực sự có hiệu quả. Vì thế, các bạn hãy chú ý đến thời gian ủ để có được mẻ sữa chua ưng ý ngay từ lần đầu thực hiện.

Banner đặc sản vigift

3. Khắc phục lỗi khi sữa chua bị nhớt

Sữa chua chuẩn xịn phải đảm bảo 4 yếu tố gồm: Không nhớt, đặc mịn, có độ sánh và có độ chua vừa phải.

Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng sữa chua bị nhớt. Do đó, các bạn có thể tham khảo những cách khắc phục lỗi khi làm sữa chua bị nhớt dưới đây:

Do chọn tỉ lệ sữa và men không đúng

Trước khi tiến hành làm sữa chua, men nên được để ở nhiệt đột phòng cho đến khi hết lạnh. Ngoài ra, nếu cho men nhiều hơn 10% thì sữa chua sẽ dễ bị nhớt và không được đặc sánh như mong muốn. Gợi ý nho nhỏ cho các bạn đó chính là tỉ lệ men/sữa khoảng 5% là hợp lý.

Do sử dụng dụng cụ đựng sữa chua không đúng cách

Tất cả các dụng cụ để làm hay đựng sữa chua nên được khử trùng trước khi tiến hành. Do đó, các bạn có thể luộc qua khoảng tầm 30 giây cho đến 1 phút với bất kỳ dụng cụ nào để sữa chua không bị nhớt khi làm.

Môi trường ủ sữa chua không phù hợp

Có nhiều dụng cụ để ủ sữa chua khi không cần máy làm sữa chua như lò nướng, nồi cơm điện, lò vi sóng, thùng xốp… Tuy nhiên, trước khi ủ sữa chua ở bất kỳ đâu các bạn nên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ và môi trường xung quanh để sữa không bị nhiễm khuẩn và quá trình lên men được đảm bảo hơn.

Do nhiệt độ ủ không phù hợp

Như đã nói ở trên, nhiệt độ ủ phù hợp nhất là 32 – 48 độ. Nếu nhiệt độ tăng quá cao sẽ làm cho men kém hoạt động hoặc bất hoạt. Trong trường hợp nhiệt độ thấp quá men cũng hoạt động kém hiệu quả hơn.khắc phục lỗi khi làm sữa chua

4. Sữa chua bị cặn bột và không mịn

Tình trạng sữa chua bị cặn bột là do quá trình hòa tan không đều, nhất là khi dùng sữa bột hay sữa đặc. Để chắc chắn không gặp phải tình trạng này các bạn có thể dùng rây lọc qua một đến hai lần.

Tiếp đến là quá trình trộn men cũng phải đảm bảo men được hòa tan hoàn toàn vào sữa, đặc biệt là ở nước lạnh. Tuy nhiên, khi khuấy men cũng cần thực hiện các thao tác nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa.

Có nhiều chị em do chủ quan ở bước này nên sữa chua bị cặn bột và không được mịn như mong muốn. Vì thế, các bạn cần chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất để có được mẻ sữa chua ngon mịn như mong muốn.

Trên đây là một số cách khắc phục lỗi khi làm sữa chua tại nhà dành cho các bạn. Hy vọng những chia sẻ từ NGON sẽ là một trong những bài học giúp các bạn luôn làm được mẻ sữa chua thơm tại nhà. Chúc các bạn thành công!

4/5 - (4 bình chọn)