Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

4022

Bạn đang quan tâm đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay? Hãy dành thời gian đọc ngay bài viết bạn sẽ có cho mình câu trả lời chính xác. Đồng thời, bạn cũng khám phá thêm nhiều thông tin hay về luật ban hành mới nhất

3 tình trạng tranh chấp đất đai cần giải quyết

Với tốc độ dân số tăng cao vấn đề tranh chấp đất đai diễn ra ngày một phổ biến. Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này, đó là:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Đây là tình trạng tranh chấp ai là người sử dụng đất với toàn bộ hoặc một phần thửa đất. Trong đó bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề, cụ thể như:

  • Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng, cho,..
  • Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp về tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa chồng và vợ khi ly hôn

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Dạng tranh chấp này  xảy ra khi các chủ thể có giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất. Đồng thời, các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư,…Khi đó, rất cần đơn vị thẩm quyền đứng ra giải quyết tranh chấp đất.

giải quyết tranh chấp đất đai
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất không thực hiện đúng mục đích Nhà nước giao đất. Đây là dạng tranh chấp ít gặp nhưng luôn luôn tồn tại trong xã hội. Để hiểu hơn về quy trình giải quyết tranh chấp đất mới bạn đón đọc phần tiếp theo của bài viết.

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành

Tranh chấp đất đai được giải quyết theo cách hòa giải và khởi kiện. Với mỗi phương thức quy trình và thủ tục cũng khác nhau, cụ thể như sau:

giải quyết tranh chấp đất đai
Quy trình thực hiện giải quyết tranh chấp đất

Hòa giải tại cơ sở

Các bên tranh chấp sẽ tự hòa giải với nhau, nếu không thành UBND cấp xã sẽ giải quyết.

  • Hòa giải thành công: UBND cấp xã tiến hành lập biên bản chứng nhận kết quả hòa giải. Sau khi hòa giải hiện trạng đất sử dụng ban đầu bị thay đổi cần gửi biên bản cho Phòng tài nguyên môi trường. Việc làm này nhằm mục đích thông qua cơ quan có thẩm quyền và cấp giấy sử dụng đất đai mới.
  • Hòa giải không thành công: Tòa án nhân dân sẽ giải quyết đối với tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu không các bên có thể yêu cầu UBND hoặc khởi kiện Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng dân sự.

>>> Bạn cần biết: Danh Sách Top 30 Dịch Vụ Thám Tử Hà Nội Chuyên Nghiệp Nhất

Thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định mới nhất

Khi các bên tranh chấp đất đã được hòa giải nhưng không thành sẽ được giải quyết như sau:

  • UBND cấp huyện: sẽ giải quyết các vụ tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Nếu không đồng ý với quyết định người khiếu nại có thể yêu cầu UBND tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định để giải quyết.
  • UBND cấp huyện cấp tỉnh: sẽ giải quyết trường hợp tranh chấp với một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu không đồng ý giải quyết người khiếu nại có thể nộp đơn đến Bộ Tài Nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Trên đây là quy trình giải quyết tranh chấp đất đai bạn cần biết. Muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết bạn có thể tìm đến bất động sản Meeyland. Tin rằng với sự trợ giúp của chúng tôi bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong việc này.

Banner đặc sản vigift

Rate this post